Sinh vật mô hình Ruồi giấm

Bắt đầu từ Charles W. Woodworth, loài này là một sinh vật mô hình được dùng phổ biến tại nghiên cứu sinh học gen, sinh lý học, sinh bệnh học vi khuẩn và tiến hóa lịch sử sự sống. Ruồi giấm hay được sử dụng bởi vì nó là một loài là dễ dàng để chăm sóc, sinh sản một cách nhanh chóng, và đẻ trứng nhiều.

Theo những thí nghiệm trên ruồi giấm về đột biến sinh học thì ruồi giấm mất một đoạn nhỏ trong đột biến nhiễm sắc thể theo hình thức mất đoạn không làm giảm sức sống kể cả thể đồng hợp, nếu đột biến theo hình thức thêm đoạn lặp đoạn 16A hai lần trên NST X là cho mắt hình cầu thành mắt dẹt. Nếu đột biến theo hình thức đảo đoạn, ruồi giấm có 12 đảo đoạn trên NST số 3 thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi trường.

Ngoài ra, người ta cũng sử kỹ năng cảm nhận mùi của ruồi giấm để phân biệt (tìm ra) các loại tế bào ung thư so với tế bào bình thường và có khả năng phân loại các tế bào ung thư khác nhau, tận dụng khứu giác của loài ruồi giấm Drosophilae biến đổi gen để phân biệt các loại tế bào. Râu của ruồi sẽ cảm thụ mùi kế tiếp là chuỗi phản ứng đối với tế bào thần kinh rồi dưới kính hiển vi sẽ cho ra hình ảnh kỹ thuật huỳnh quang để phân biệt tế bào lành hoặc bệnh.[4]